Tại·sao chỉ có Việt Nam đổi hệ·thống chữ·viết biểu·ý sang hệ·thống chữ·viết dùng chữ·cái La·tinh?

Tại sao chỉ có Việt Nam đổi hệ thống chữ viết biểu ý (ký tự – character) từ Nôm tự (quốc ngữ xưa) sang hệ thống chữ viết biểu âm (chữ cái – letter) dùng chữ cái La tinh (quốc ngữ nay) trong khi các quốc gia đồng văn khác như Trung Hoa, Nhật Bản và Cao Ly (Triều Tiên hay Hàn Quốc) thì không?

A. Trước hết, tôi xin được điểm qua một cách khái quát về hệ thống chữ viết.
Trên thế giới, có nhiều hệ thống chữ viết khác nhau, nhưng tựu chung lại chỉ có hai hệ thống: chữ biểu âm và chữ biểu ý.
Trong hệ thống chữ biểu âm, mỗi biểu tượng (symbol) hoặc ký hiệu (notation) còn được gọi là ký tự (character), nhưng các ký tự in được (printable character) được sử dụng để đại diện cho mỗi âm hay âm vị còn được gọi là chữ cái (letter). Chẳng hạn như chữ Latin, chữ Ả Rập, chữ Hindu, hiragana (平假名 Bình giả danh) và katakana (片假名 Phiến giả danh) của Nhật Bản. Bảng chữ cái (alphabet) của một số hệ thống chữ viết biểu âm là cơ sở để dựa vào đó con người diễn đạt tiếng nói thành từ (word), cụm từ (phrase). Sau đây là các bảng chữ cái tiêu biểu của một số hệ thống:

Latinh: A, B, C, D, E, F, G, H, I, J, K, L, M, N, O, P, Q, R, S, T, U, V, W, X, Y, Z.
Hy Lạp: Α, Β, Γ, Δ, Ε, Ζ, Η, Θ, Ι, Κ, Λ, Μ, Ν, Ξ, Ο, Π, Ρ, Σ, Τ, Υ, Φ, Χ, Ψ, Ω.
Hebrew: (đọc từ phải sang trái) א, ב, ג, ד, ה, ו, ז, ח, ט, י, כ, ל, מ, נ, ס, ע, פ, צ, ק, ר, ש, ת.

Trong hệ thống chữ biểu ý, mỗi biểu tượng (symbol) hoặc mỗi ký hiệu (notation) còn được gọi là ký tự (character) đại diện cho một từ, hình vị hay đơn vị ngữ nghĩa. Chẳng hạn như chữ Ai Cập, chữ Hán, chữ Maya và  kanji (漢字 Hán tự) của Nhật Bản.
Bảng bộ thủ (部首) của hệ thống chữ viết biểu ý Trung Hoa, có thể được coi như Bảng Mẫu tự Trung Hoa (Chinese Main Character Table) bởi lẽ 80% toàn bộ chữ Hán được tạo ra bằng phương thức Hình Thanh (形聲), (hay tượng thanh, hài thanh). Mượn phần âm thanh (聲) của một chữ có sẵn rồi ghép vào một bộ (phần hình 形) chỉ ý nghĩa, để tạo ra chữ mới.
Bảng bộ thủ  được phân loại thành 214 bộ (mẫu tự). Mỗi bộ thủ mẹ (mẫu tự) này được kết hợp với bộ thủ khác hoặc thêm một số nét để tạo thành một ký hiệu mới (new notation) hay ký tự (character) mới hay chữ con mới (sub-character). Mẫu tự Trung Hoa được tạo ra dựa theo tám dạng nét cơ bản:
1. Nét ngang: hoành 一      (viết từ trái sang phải)     như trong chữ  [一 , nhất], (một)
2. Nét sổ thẳng: trực 丨    (viết từ trên xuống dưới)     như trong chữ  [十 , thập], (mười)
3. Nét phẩy: phiệt 丿(viết từ trên-trái xuống phải-dưới)  như trong chữ  [八 , bát], (tám)
4. Nét mác: phật 乁 (viết từ trên-trái xuống phải-dưới) như trong chữ [入, nhập], (vào)
5. Nét móc câu với 5 dạng khác nhau và không hoán đổi nhau được:   乛 , 亅, 勹, 乚
[hoành câu]     nét ngang móc     乛        như trong chữ  [字 , tự] (chữ)
[sổ câu]     nét đứng móc     亅        như trong chữ  [小 , tiểu] (nhỏ)
[loan câu]     nét cong với móc     勹     như trong chữ  [狗 , cẩu], (chó)
[tiết câu]     nét mác với móc     乚    như trong chữ  [我 , ngã], (tôi)
[bình câu]     nét cong đối xứng với móc     như trong chữ  [忘 , vong], (quên)
6. Nét gãy: chiết  フ
7. Nét xốc: khiêu 冫                    như trong chữ  [跳 , khiêu], (nhảy)
8. Nét chấm: điểm 丶 (viết từ trên xuống dưới-phải hoặc trái) như trong chữ [六, lục], (sáu)
Ngoài ra còn một số nét kết hợp không theo chuẩn cơ bản. Bao gồm các dạng nét như sau:
[sổ bình câu]     nét đứng kết hợp với bình câu và móc      như trong chữ [也 , dã], (cũng)
[phiệt điểm]     nét phẩy về trái kết thúc bởi chấm     như trong chữ [女 , nữ], (con gái)
[sổ triệp triệp câu]     nét sổ với 2 lần gập và móc     như trong chữ [馬 , mã], (ngựa)
Tuy phân chia chúng ra thành 8 dạng nét cơ bản cho tiện sắp xếp, nhưng trong đó một số nét cơ bản lại có nhiều tiểu dạng khác nhau và các dạng đó không hoán đổi với nhau được. Do vậy, dựa vào thực tế ta có thể nói ký tự Trung Hoa được tạo ra dựa theo 23 dạng nét (shape) cơ bản. Phương thức Hình Thanh (形聲) gây ra rất nhiều từ đồng âm, người ta phải xem hoặc đọc thêm bằng mắt (vì phần nghĩa do phần hình 形 chỉ định) mới hiểu rõ nghĩa.

Bảng bộ thủ dựa theo số nét (number of strokes):

1. 一 丨 丶 丿 乙 亅
2. 二 亠 人 儿 入 八 冂 冖 冫 几 凵 刀 力 勹 匕 匚 匸 十 卜 卩 厂 厶 又
3. 口 囗 土 士 夂 夊 夕 大 女 子 宀 寸 小 尢 尸 屮 山 巛 工 己 巾 干 幺 广 廴 廾 弋 弓 彐 彡 彳
4. 心 戈 戶 手 支 攴 文 斗 斤 方 无 日 曰 月 木 欠 止 歹 殳 毋 比 毛 氏 气 水 火 爪 父 爻 爿 片 牙 牛 犬
5. 玄 玉 瓜 瓦 甘 生 用 田 疋 疒 癶 白 皮 皿 目 矛 矢 石 示 禸 禾 穴 立
6. 竹 米 糸 缶 网 羊 羽 老 而 耒 耳 聿 肉 臣 自 至 臼 舌 舛 舟 艮 色 艸 虍 虫 血 行 衣 襾
7. 見 角 言 谷 豆 豕 豸 貝 赤 走 足 身 車 辛 辰 辵 邑 酉 釆 里
8. 金 長 門 阜 隶 隹 雨 青 非
9. 面 革 韋 韭 音 頁 風 飛 食 首 香
10. 馬 骨 高 髟 鬥 鬯 鬲 鬼
11. 魚 鳥 鹵 鹿 麥 麻
12. 黄 黍 黑 黹
13. 黽 鼎 鼓 鼠
14. 鼻 齊
15. 齒
16. 龍 龜
17. 龠

Tuy nhiên, với việc giản thể hoá chữ Hán do chính quyền Trung Quốc khởi xướng sau này nên số bộ thủ tăng thêm 13 bộ nữa. Do đó, bảng bộ thủ (部首) ngày nay gồm 227 bộ thủ (mẫu tự Trung Hoa).

B. Tại sao các quốc gia như Trung Hoa, Nhật Bản và Cao Ly không đổi hệ thống chữ viễt biểu ý (ký tự – character) sang hệ thống chữ viết dùng chữ cái La tinh, duy chỉ có Việt Nam?

Tiếng Trung Hoa, Nhật, Cao Ly và Tiếng Việt Nồm (post-Nôm) là những tiếng đơn âm nên đều mắc phải một trở ngại chung là có nhiều chữ đọc giống nhau nhưng nghĩa khác nhau xa (đồng âm dị nghĩa). Trung Hoa và Nhật Bản không thể đổi sang hệ thống chữ viết dùng chữ cái La tinh mà chỉ để phiên âm cho người nước ngoài học ngôn ngữ bản địa được dễ dàng, chứ không thay thế hẳn như trường hợp Việt Nam vì số âm tiết của ngôn ngữ họ hạn hẹp.
Tiếng Bắc Kinh, Phổ Thông hay Quan Thoại chỉ có 1.300 âm, để giải quyết vấn đề đồng âm dị nghĩa do số âm tiết hạn chế người Trung Hoa phải chế ra vô số ký hiệu hay ký tự (character) khác nhau để phân biệt ý nghĩa của chúng dựa vào phương thức Hình Thanh là chính. Chẳng hạn, một tiếng hay một âm “hoàng”, trong Hán tự có 17 ký tự (character) khác nhau để ghi 17 nghĩa khác nhau (đồng âm dị tự dị nghĩa), âm “kỳ” có 22, âm “hoa” có 10… Họ cố gắng giải quyết vấn đề đồng âm bằng cách ghép hai hay ba ký tự với nhau — tuy nhiên có rất nhiều từ mới gồm hai hoặc ba ký tự hợp thành này, lại cũng thường có nhiều nghĩa. Do đó với hệ thống chữ viễt biểu ý, Tiếng Trung Hoa phải dùng 227 bộ thủ (部首) hay mẫu tự  Hán để tạo ra 3.000 ký tự cơ bản (basic Chinese character)  để ghi lại hơn 50.000 từ (word), trong khi đó Tiếng Việt dùng 29 ký tự (chracter) hay chữ cái (letter) hoặc Tiếng Anh chỉ dùng 26 ký tự hay chữ cái cũng để ghi một lượng từ tương đương. Do vậy nếu không thuộc mặt chữ và biết rõ nghĩa của 3.000 ký tự cơ bản (basic Chinese character) của mỗi thời đại thì không thể nói và hiểu rành rọt được Tiếng Hán của thời đại đó.

Tiếng Nhật do chỉ có 120 âm, 5 nguyên âm, nên đồng âm dị nghĩa rất nhiều, nếu viết bằng La Tinh thì không rõ nghĩa. Nhật ngữ hiện đại dùng ba thể Kanji, Hiragana, và Katakana. Kanji dùng diễn đạt ý nghĩa cơ bản của từ. Hiragana dùng sau Kanji để bổ túc ý nghĩa và ngữ pháp Nhật. Katakana chỉ dùng để phiên âm hoặc tạo các từ vay mượn của nước ngoài (gairaigo 外來語, ngoại lai ngữ).

Người Cao Ly dùng chữ ký âm, được gọi là Hangul (한글) hay Chosŏn’gŭl  (조선글) của riêng họ, tuy thoạt nhìn có vẻ giống Hán tự ở một khía cạnh nào đó, nhưng thật ra họ chỉ dùng 24 ký tự giống như bảng chữ cái La Tinh để ký âm tiếng Cao Ly. Do đó, thực sự mà nói là chỉ có Trung Quốc và Nhật Bản là sử dụng hệ thống chữ viễt biểu ý.

Tiếng Việt có thể đổi sang hệ thống chữ biểu âm La tinh để ghi âm nhờ vào sự phong phú về phát âm. Mỗi tiếng nói là do một âm tiết kết hợp với một thanh mà tạo thành. Tiếng Việt có khoảng 15.000 âm nên ít bị trường hợp chữ đọc giống nhau nhưng nghĩa khác nhau xa (đồng âm dị nghĩa). Để có thể ghi lại số lượng âm khổng lồ này, chưa kể f, j, w, z, chúng ta dùng 29 ký tự (printable character) hay chữ cái (letter) bao gồm 12 nguyên âm gồm a, ă, â, e, ê, i, o, ô, ơ, u, ư, y; 17 phụ âm gồm b, c, d, đ, g (gh), h, k. l, m, n, p. q, r, s, t, v, x. Như vậy vẫn chưa đủ, ngoài ra ta còn có 3 bán nguyên âm đôi iê, ươ và uô; 9 phụ âm đôi (consonant digraph) gồm ch, gi, kh, ng (ngh), nh, ph, qu, th, tr, cộng thêm sáu thanh điệu (tone) được ghi bằng các dấu thanh (accent mark) gồm thanh ngang (không dấu), dấu huyền, dấu hỏi, dấu ngã, dấu sắc và dấu nặng. Thế mới thấy số lượng âm thanh của Tiếng Việt phong phú và giàu chất nhạc vô cùng. Do nhu cầu giao tiếp quốc tế cũng như ghi lại nhiều kiến thức mới, khoa học mới. Khuynh hướng đưa thêm các chữ cái F, J, W, Z được dùng để phiên âm tên, địa danh tiếng nước ngoài và dùng trong lĩnh vực khoa học như hoá học, vật lý học, toán học… dần dần được nhiều người ủng hộ.

Ngoài ra, vấn nạn “đồng tự, đồng âm nhưng dị nghĩa” đối với Tiếng Hán là một bài toán nan giải, thế nhưng đối với Tiếng Việt, chúng ta có thể giải quyết một cách triệt để được vấn đề “chữ viết giống nhau, đọc giống nhau nhưng nghĩa khác nhau xa” nhờ thoát ra khỏi sự trói buộc, đóng khung trong phép lục thư (六書) của Trung Hoa và thay vào đó bằng cách ghép các từ đơn căn bản thành nhiều từ kép mới, cũng như nhiều tiếng mới bằng những nguyên tắc, phương thức mới linh động:
1. Láy từ
Ví dụ:
Trắng tinh, trắng toát, trắng xoá
Đen đúa, đen nghịt, đen ngòm, đen xì.
2. Đồng kết: ghép (kết hợp) từ thuần Việt với từ Nho Việt có cùng nghĩa (đồng nghĩa)
Ví dụ:
Hát xướng: hát (Việt), xướng (Nho).
Trắng bạch: trắng (Việt) + bạch (Nho)
3. Dị tự: sử dụng chữ cái I hoặc Y tạo ra từ mới
Ví dụ:
Lí trong “lí nhí” khác với lý trong “lý tưởng”
Kì trong “kì cọ” khác với kỳ trong “kỳ ngộ”, “kỳ tích”
4. Tạo tân từ hoàn toàn mới dựa vào dấu thanh
Ví dụ:
thẹ số: number tag, thẻ tín dụng: credit card
siếu: meta, siêu: super

Tóm lại, Tiếng Việt có thể đổi sang hệ thống chữ biểu âm La tinh để ghi âm nhờ vào sự phong phú về phát âm và nhờ vào số lượng chữ cái dồi dào, 12 nguyên âm (a, ă, â, e, ê, i, o, ô, ơ, u, ư, y), 3 bán nguyên âm đôi (iê, ươ và uô), 17 phụ âm đơn (b, c, d, đ, g (gh), h, k. l, m, n, p. q, r, s, t, v, x), 9 phụ âm kép (ch, gi, kh, ng (ngh), nh, ph, qu, th, tr), cộng thêm sáu thanh (thanh ngang (không dắu), dấu huyền, dấu hỏi, dấu ngã, dấu sắc và dấu nặng) để có thể ghi lại số lượng âm khổng lồ này. Hy vọng một ngày nào đẹp trời nào đó, các chữ cái F, J, W, Z được chính thức thêm vào bảng chữ cái Tiếng Việt để phiên âm tên, địa danh tiếng nước ngoài và dùng trong lĩnh vực khoa học như hoá học, vật lý học, toán học… thì quá tuyệt vời. Thêm vào đó nhờ thoát ra được sự trói buộc trong phép lục thư (六書) của Trung Hoa, chúng ta có thể tạo ra nhiều từ ghép mới bằng những nguyên tắc mới linh động hơn, giảm thiểu được vấn đề đồng âm, đổng tự và góp phần làm trong sáng Tiếng Việt.

Đặng Hải Nguyên
http://thuatngu.tieng-viet.org/

Published by

tiengvietmenyeu

Tiếng Việt mến yêu

Một suy nghĩ 3 thoughts on “Tại·sao chỉ có Việt Nam đổi hệ·thống chữ·viết biểu·ý sang hệ·thống chữ·viết dùng chữ·cái La·tinh?”

  1. Gửi tác giả ý kiến của một người bạn của tôi: “chữ viết của Hàn Quốc đc phát minh từ thế kỷ thứ 15, là chữ viết ghi thanh, ko phải tượng hình, thế thì tại sao họ phải học chữ Latin”.

    1. Trước·hết, tôi xin cáo·lỗi vì đã không đưa ra một số điều·lệ (rule) cho các bài·viết phản·hồi. Kính mong bạn đăng·yết (post) ý·kiến của mình bằng Tiếng Việt thông·dụng và không dùng các ký·hiệu chát thay cho các từ. Ví·dụ như, không dùng “ko” thay cho “không”, “đc” thay cho “được”, vv. Việc sử·dụng ngôn·ngữ chát không có gì là sai·trái cả, tuy·nhiên, theo ý·kiến chủ·quan của tôi, chúng·ta nên sử·dụng nó vào những môi·trường thích·hợp, xin bạn thông·cảm.
      Bạn nói đúng: “thế thì tại sao họ phải học chữ Latin”, và trong bài·viết của tôi cũng khẳng·định như bạn, nhưng cách diễn·đạt có hơi·khác! Các quốc·gia đồng-văn khác như Trung·hoa, Nhật·bản và Cao·ly (Triều·tiên hay Hàn-Quốc) có những lý·do riêng cho việc không sử·dụng hệ·thống chữ·cái La·tinh để ghi tiếng·nói của riêng họ; riêng đối với Cao·ly, câu trả·lời đã có sẵn trong bài·viết: “thật ra họ chỉ dùng 24 ký tự giống như bảng chữ cái La Tinh để ký âm tiếng Cao Ly. Do đó, thực sự mà nói…”. Xin mở ngoặc nói thêm “… thì hà·tất gì họ phải chuyển·đổi sang dùng chữ·cái La·tinh”, trừ·phi sau này vì lý·do nào·đó, chẳng·hạn như tiện·lợi, vv., khiến họ thay·đổi… Hy·vọng câu trả·lời của tôi phần·nào giải·toả được khúc·mắc của bạn.

    2. Để trả lời câu hỏi của bạn cần phải xét đến lịch sử. Mình xin phép đưa ra một vài thông tin.

      – Chữ phiên âm của Hàn Quốc (Hangeul) được vua HQ cùng các học giả HQ sáng chế ra năm 1443, và chính thức ban hành năm 1446, trở thành chữ quốc ngữ.

      – Bảng chữ cái Latin của chúng ta hiện nay được các giáo sĩ phương Tây phiên âm từ chữ Nôm, công trình kéo dài 32 năm (1617-1649). Chữ Hán-Nôm vẫn được sử dụng cho tới năm 1919 khi triều đình VN chính thức chuyển sang chữ Latin hiện nay.

      Như vậy có thể suy luận (hoặc suy đoán) rằng việc thay thế bộ chữ biểu ý sang chữ biểu âm của HQ được bắt đầu sớm hơn và quyết liệt hơn, là do ý chí của người đứng đầu nhà nước (nhằm thoát Hán ??) Với việc đã có khoảng 500 năm sử dụng chữ biểu âm Hangeul (so với VN), cùng với đó là niềm tự hào một bộ chữ riêng cho chính mình tạo ra, HQ không có lý do gì để phải thay thế bằng một bộ chữ biểu âm khác.

Bình luận về bài viết này