Cách phân·tích và giải·thích thuật·ngữ

Gốc từ Hi lạp và La-tinh trong Hệ thống Thuật ngữ Pháp – Anh
Tác giả: Nguyễn Hỹ Hậu

B. Danh pháp khoa học Anh, Pháp và tiếng Hy-lạp, La-tinh (tiếp theo)
I. Nguồn gốc thuật ngữ khoa học Anh, Pháp và lý do vay mượn tiếng Hy-lạp, La-tinh
II. Cấu tạo thuật ngữ khoa học dùng yếu tố từ thuộc các cổ ngữ
III. Cách phân tích và giải thích thuật ngữ

Bình thường, ít ai nghĩ đến chuyện tìm cách đặt từ ngữ, thuật ngữ khoa học mới. Thỉnh thoảng người làm khoa học phải gặp chuyện đó, nhất là khi họ nghiên cứu trong một lĩnh vực đang tiến triển mạnh.
Ðôi lúc người sản xuất dụng cụ hay hóa chất, dược phẩm mới, cần tìm một tên “kêu”, hấp dẫn và dễ nhớ, ….
Trái lại, thường xuyên ta cần phải tìm hiểu nghĩa của một thuật ngữ. Ngay cả người làm khoa học cũng có thể gặp từ mới do đồng nghiệp đặt ra, hoặc gặp từ lạ ở lĩnh vực khác.
Sinh viên thường gặp những thuật ngữ mới, phải tìm để hiểu, nhớ và dùng, như vậy mới có tiến bộ được trong chuyện học.

Ngày nay, dù không làm khoa học, ta cũng thường gặp thuật ngữ mới trong báo chí, quảng cáo, truyền hình, truyền thanh.
Phải nói ngay rằng, thật khó lòng mà hiểu một vấn đề nếu ta không chuẩn bị trước.
Ðây là điều cần thiết ở trong bất cứ lĩnh vực nào.

Tìm hiểu một từ mới bắt ta phải hiểu biết một phần nào đề tài, những vấn đề liên quan đến lĩnh vực đó.
Ví dụ nếu ta không biết cấu trúc phân tử thì khó lòng hiểu được khái niệm về hiện tượng đồng phân lập thể (điều này không có nghĩa là mình không thể hiểu những gì nằm ngoài tầm hiểu biết hiện tại và kinh nghiệm của mình).
Kiến thức của mỗi người có thể tăng dần bằng cách thâu thập thêm từ vựng cơ bản. Khái niệm về hiện tượng đồng phân lập thể chẳng hạn, có thể giải thích được cho người thường nếu bắt đầu tăng thêm hiểu biết của họ dần để họ có những khái niệm cần thiết.
Đọc tiếp Cách phân·tích và giải·thích thuật·ngữ

Danh·pháp khoa·học Anh, Pháp và Tiếng Hy·lạp, La·tinh

Gốc từ Hi lạp và La-tinh trong Hệ thống Thuật ngữ Pháp – Anh (tiếp theo)
Tác giả: Nguyễn Hy Hậu

B. Danh pháp khoa học Anh, Pháp và tiếng Hy-lạp, La-tinh

I. Nguồn gốc thuật ngữ khoa học Anh, Pháp và lý do vay mượn tiếng Hy-lạp, La-tinh
II. Cấu tạo thuật ngữ khoa học dùng yếu tố từ thuộc các cổ ngữ
III. Cách phân tích và giải thích thuật ngữ

Có nhiều ngôn ngữ, xưa cổ và hiện đại, đã góp phần xây dựng từ vựng và ngữ pháp của tiếng Anh, tiếng Pháp hiện thời. Tuy nhiên, không có ngôn ngữ nào đóng góp nhiều hơn hai ngôn ngữ cổ Hy-lạp và La-tinh (Hy-La).
Tiếng Anh, tiếng Pháp đã vay mượn rất nhiều của La-tinh và tiếng này lại mượn nhiều từ của Hy-lạp.

Trong bảng kê hơn một ngàn từ Pháp cơ bản, số từ bác học chiếm vào khoảng 6 phần trăm. Trong một từ điển cơ bản, số từ bình dân chiếm khoảng 75 phần trăm, so với 25 phần trăm từ bác học. Khi xét thêm nhiều từ ngoài các từ cơ bản, tỷ số các từ bác học càng nhiều hơn.

Nếu xem xét 10 ngàn từ thông dụng nhất của tiếng Anh, có vào khoảng 46 phần trăm từ phái sinh trực tiếp hay gián tiếp có gốc La-tinh và 7 phần trăm gốc Hy-lạp. Nếu xét 20 ngàn từ thông dụng, các tỷ số này lên đến 53 và 10 phần trăm.
Đọc tiếp Danh·pháp khoa·học Anh, Pháp và Tiếng Hy·lạp, La·tinh

Thuật·ngữ khoa·học

A. Thuật ngữ khoa học

Tác giả: Nguyễn Hy Hậu

1. Ngôn ngữ thông thường và thuật ngữ khoa học
2. Tiếng bản địa và thuật ngữ khoa học
3. Những tiêu chuẩn của danh pháp khoa học

1. Ngôn ngữ thông thường và thuật ngữ khoa học

Ngôn ngữ là phương tiện chính để con người trao đổi thông tin và diễn tả, tàng trử một số lớn dữ kiện và khái niệm. Trãi qua bao thế kỷ, đã có nhiều ngôn ngữ được phát triển và kiến thức của nhân loại đã được diễn tả bằng những ngôn ngữ khác nhau. Tuy nhiên, bình thường con người thâu thập và truyền lại các hiểu biết bằng tiếng mẹ đẻ của mình.

Khi kiến thức và các khái niệm càng nhiều và có thể thay đổi, thì số từ của mỗi ngôn ngữ càng tăng thêm. Mỗi một hiện tượng, phát minh mới, cần có một tên để gọi và nếu có sự thay đổi thì những từ đã có cũng biến đổi theo. Ngôn ngữ có đời sống riêng của nó và tiếp tục thay đổi chứ không phải ở trạng thái tĩnh.

Khi được xem như một phương tiện để thông tin, ngôn ngữ đã phải tự thích nghi để đáp ứng một số đòi hỏi cần thiết. Ngôn ngữ thông thường, còn gọi là thường ngữ, là ngôn ngữ thường ngày mà đa số dân chúng dùng trong cuộc sống. Trong quá trình phát triển, ngôn ngữ không bị kiểm soát và ép buộc phát triển theo một chiều hướng nào. Các từ điển và các nhà ngôn ngữ chỉ làm công việc báo cáo, nhận xét và đề nghị cách đọc, định nghĩa các từ. Nhưng từ điển và học giả chỉ giúp điều chỉnh tự nguyện hay hạn chế và không thể cấm ngôn ngữ biến hóa.
Đọc tiếp Thuật·ngữ khoa·học