Bỏ Hán-tự là một tai·hoạ hay một đại-phước?
Người Việt bỏ Hán-tự quả·thật là một tai·hoạ chăng? Hán-tự có·thể sẽ trở·thành chữ·quốc·tế, một thứ esparento cho cả nhân·loại? Việc đem Hán-tự (Chinese character) hay chữ Hán (Chinese script) trở·lại Nước Việt Nam (Vietnam) nếu thành·công sẽ là một đại-phước cho… dân Việt?
Tiếng·nói của loài·người đã có từ·lúc con·người còn ăn·lông-ở·lổ, sống cuộc·sống bầy·đàn, là phương·tiện giao·tiếp để sinh·tồn, chống·lại thú dữ và tai·hoạ tự·nhiên. Thời·kỳ sơ·khai, con·người chỉ biết đến bản·thân như ăn, uống, mắt, mũi, vui, buồn, vv. (etc.), và những hình·ảnh cụ·thể quanh mình như nước, sông, đất, núi, vv., cùng những hiện·tượng tự·nhiên ảnh·hưởng trực·tiếp đến mình như mưa, gió, sấm, sét, vv. Con·người vẫn·còn sống cuộc·sống bầy·đàn như những loài·vật khác nếu không có tiếng·nói. Tiếng·nói đã góp·phần không nhỏ trong việc hình·thành xã·hội loài·người; khi cuộc·sống xã·hội của loài·người, trong·đó có cả phần tiếng·nói, phát·triển cao·hơn, chữ·viết được phát·minh, khởi·đầu bằng những hình·vẽ mang tính tượng·trưng như sông, núi, đực, cái, vv., mà chúng·ta thấy nhiều vết·tích còn lưu·lại trong hệ·thống chữ·viết biểu·ý, chẳng·hạn ký·tự “馬, mã” là hình·vẽ tượng·trưng cho con ngựa có bờm và bốn chân, ký·tự “女, nữ” là hình·vẽ khó nói nên lời… dần·dà sau·đó một hệ·thống chữ·viết dựa trên âm·thanh xuất·hiện, khởi·đầu bằng những âm·thanh đơn·giản, mỗi âm·thanh được con·người gán·cho một ý·nghĩa nào·đó, sau·đó những tiếng gồm hai âm·thanh, rồi ba âm·thanh… xuất·hiện trong tiếng·nói, nhưng cũng để chỉ một nghĩa, một khái·niệm, vv. Khi con·người sống thành xã·hội, nhiều nhu·cầu được đặt·ra, điều này đã khiến nảy·sinh ra nhiều khái·niệm mới cần·thiết trong giao·tiếp xã·hội, ngôn·ngữ mới phức·tạp hơn với những quy·định (regulation), quy·tắc, nguyên·tắc… giúp người khác hiểu rõ, hiểu đúng sự·vật, sự·việc, khái·niệm, ý muốn, vv., mà người này muốn truyền·đạt cho người kia. Tiếp tục đọc →